Hotline: 0983 838 165
Dụng cụ đo chiều dày vải địa

Dụng cụ đo chiều dày vải địa

Mã SP SKU00224

- Thiết bị đo độ dày gồm một đế phẳng bằng kim loại không rỉ và một đĩa ép phẳng, hình tròn trên gắn đồng hồ đo

- Đĩa ép có khả năng chuyển động theo phương vuông góc với mặt phẳng đế với biên độ từ 0,00 mm đến 10,00 mm và bề mặt đĩa ép luôn song song với mặt phẳng đế với độ chính xác nhỏ hơn 0,01 mm.

- Đĩa ép có đường kính 56,4 mm, diện tích 2500 mm2.

- Đồng hồ đo hiển thị số: 0-12,7mm/0.01mm

Dụng cụ đo độ dày vài địa

Xuất xứ: Việt Nam

 

Thiết bị đo độ dày vải địa xác định độ dày định danh của vải địa kỹ thuật dạng dệt, dạng không dệt, dạng phức hợp và các loại màng địa kỹ thuật bề mặt nhẵn.

Thiết bị đo độ dày vải địa kỹ thuật gồm một đế phẳng bằng kim loại không rỉ và một đĩa ép phẳng, hình tròn trên gắn đồng hồ đo.

Phù hợp tiêu chuẩn: TCVN 8220:2009

 

dung-cu-do-chieu-day-vai-dia-1

 

1. Thông số kỹ thuật:

- Thiết bị đo độ dày gồm một đế phẳng bằng kim loại không rỉ và một đĩa ép phẳng, hình tròn trên gắn đồng hồ đo

- Đĩa ép có khả năng chuyển động theo phương vuông góc với mặt phẳng đế với biên độ từ 0,00 mm đến 10,00 mm và bề mặt đĩa ép luôn song song với mặt phẳng đế với độ chính xác nhỏ hơn 0,01 mm.

- Đĩa ép có đường kính 56,4 mm, diện tích 2500 mm2.

- Đồng hồ đo hiển thị số: 0-12,7mm/0.01mm

 

dung-cu-do-chieu-day-vai-dia-2

 

 2. Cách tiến hành đo chiều dày vải địa:

- Căn chỉnh thiết bị thử:

Chỉnh thăng bằng thiết bị đo bằng giọt nước và các núm xoay dưới đế thiết bị.

Cài tải trọng vào trục đĩa ép:

Khi đo độ dày danh định của vải địa kỹ thuật, đĩa ép được gia tải sao cho áp lực ép lên bề mặt vật liệu là 2 kPa ± 0,01 kPa.

Khi đo độ dày danh định của màng địa kỹ thuật, đĩa ép được gia tải sao cho áp lực ép lên bề mặt vật liệu là 20 kPa ± 0,1 kPa.

- Trình tự tiến hành:

Bước 1: Quay núm xoay hạ đĩa ép tiếp xúc với mặt phẳng đế thiết bị (không có mẫu thử), chỉnh đồng hồ đo về “0”.

Bước 2: Quay núm xoay nâng đĩa ép lên và đặt mẫu thử lên mặt phẳng đế thiết bị sao cho tâm mẫu thử trùng với tâm của đĩa ép.

Bước 3: Quay núm xoay từ từ hạ đĩa ép xuống, khi đĩa ép tiếp xúc với bề mặt mẫu thử buông núm xoay ra và đồng thời bấm đồng hồ.

Bước 4: Chờ 30 s, ghi các số liệu trên đồng hồ đo.

Bước 5: Quay núm xoay nâng đĩa ép lên và lấy mẫu đã thử ra. Kết thúc một lần thử, quay lại bước 2 cho lần thử tiếp theo và cứ như vậy cho tới khi thử hết số lượng mẫu.

- Tính toán kết quả:

Tính giá trị độ dày đối với từng mẫu

Đối với đồng hồ điện tử các số liệu được tự động xử lý và cho giá trị thực của độ dày mẫu thử ngay sau khi kết thúc phép đo.

Đối với đồng hồ bách phân, kết quả của phép đo phải qua bước tính toán sau:

Độ dày của mẫu thử tính theo công thức:

                                                              D = T x n

Trong đó:

T là tổng số vạch đo được trên đồng hồ bách phân;

n là khoảng cách tương ứng với một vạch, tính bằng mm.

Ví dụ Giả sử tổng số vạch nhận được trong phép đo là 520 vạch. Đối với đồng hồ BAKER của ấn độ sản xuất thì 1 vạch tương ứng với 0,002 mm (giá trị này thường ghi ngay trên mặt của đồng hồ đo) thì độ dày của mẫu thử trong phép đo này là:

D = 520 x 0,002 = 1,04 mm.

 

 

  • Xin chân thành cảm ơn Quý vị đã quan tâm, chúng tôi rất vinh hạnh khi nhận được ý kiến đóng góp của quý vị và chúng tôi cũng hy vọng nhận được sự cộng tác, sự hợp tác của Quý vị trong toàn quốc.

 

Mọi thắc mắc xin liên hệ : 

|| Nguyễn Thanh Tùng / Trưởng Phòng Kinh Doanh

|| Mobile: 0983.838.165 - 0965.230.666

|| Email: Tungtdp@gmail.com

logo-dlvn 

Không có file tải về