Hotline: 0983 838 165
Thông tin chi tiết về bàn dằn vữa xi măng

Thông tin chi tiết về bàn dằn vữa xi măng

Mã SP SKU00168

Trong xây dựng, muốn xác định được loại vữa xi măng có đủ tiêu chí đạt chuẩn chất lượng hay không thì họ thường sử dụng bàn dằn vữa xi măng để kiểm tra. Vậy thiết bị này có những đặc điểm gì nổi trội mà có thể kiểm tra được độ lưu động vữa xi măng. Hãy cùng Store thí nghiệm tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé.

 

Bàn dằn vữa xi măng là gì?

Bàn dằn vữa xi măng là thiết bị quá quen thuộc với những ai trong ngành kiểm định xây dựng. Đây là thiết bị được dùng cho việc xác định độ lưu động của vữa tươi bằng cách sử dụng phương pháp bàn dằn. Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển hiện đại nên các thiết bị bàn dằn đều được nâng cấp và cải tiến rất nhiều nhằm mang đến cho người dùng trải nghiệm tốt nhất.

Thông tin kỹ thuật

Hiện tại, có hai loại bàn dằn được sử dụng nhiều nhất hiện này đó là bàn dằn vữa xi măng điện tử và bàn dằn vữa xi măng quay tay. Tuy hai loại này đều cùng chung mục đích sử dụng nhưng mỗi loại đều có những ưu/ nhược điểm và cấu tạo khác nhau.

Đối với bàn dằn vữa xi măng điện tử

Bàn dằn vữa xi măng điện tử

 

Bàn dằn vữa xi măng điện tử có trọng lượng đĩa rơi vào khoảng 4,35 ± 0,15kg cùng với tần số hoạt động lên đến 1Hz và số lần rơi dao động khoảng 25 lần. Với mức tần số hoạt động như vậy thì chiều cao rơi cần thiết của máy sẽ rơi vào khoảng 10 ± 0,2mm. Kích thước tổng thể sau khi đóng gói bàn dằn vữa xi măng là 440 x 410 x 450 mm và trọng lượng máy 26kg. 

 

Nhìn tổng quát thì bàn dằn vữa xi măng điện tử có cấu tạo không quá phức tạp, khá giống với bàn dằn vữa xi măng quay tay. Kích thước độ dài chày không nhỏ hơn 200 mm. Đường kính đĩa D300 ± 1mm và đường kính chày là 20 mm.

Đối với bàn dằn vữa xi măng quay tay

Bàn dằn vữa xi măng quay tay

 

Bàn dằn vữa xi măng quay tay (làm thủ công) tốn khá nhiều công sức cũng như thời gian. Bàn có khối lượng phần động trên bàn dằn rơi vào khoảng 3250g ± 100g. Cơ cấu phần động cơ có thể điều chỉnh sao cho nâng lên, hạ xuống theo phương thẳng đứng 10mm ± 5mm để sử dụng dễ dàng hơn.

 

Bộ sản phẩm bàn dằn có bao gồm khâu chuẩn, côn đầm tiêu chuẩn và thước kẹp. Đường kính đáy lớn của khâu hình côn là 100mm ± 0,5mm và 70mm ± 0,5mm đối với đường kính trong đáy nhỏ. Chiều dày thành côn không nhỏ hơn 2 mm và chiều cao không quá 60 mm ± 0,5mm.

Hướng dẫn sử dụng bàn dằn vữa xi măng

Khi mua về, để kiểm tra thiết bị có hoạt động bình thường được hay không thì bạn chỉ cần thực hiện một vài bước đơn giản như sau:

- Lau sạch bề mặt thiết bị, nhất là phần mặt tấm, mặt phẳng, côn và chày bằng vải ẩm. Cho khâu hình côn đặt vào giữa hai dằn.

- Dùng khoảng 1 -2 lít mẫu vữa xi tươi (theo tiêu chuẩn TCVN 3121-2: 2003) cho vào khâu thành hai lớp. Chú ý cho vào mỗi lớp đầm khoảng 10 cái để vữa đầy kín và đồng nhất trong khâu.

- Trong lúc đầm, hãy nhớ giữ chặt tay vào khâu trên mặt bàn dằn. Sau đó, dùng dao gạt phẳng vữa thừa trên mặt khâu. Nhấc từ từ, nhẹ nhàng lên theo phương thẳng đứng và để máy dằn 15 cái trong vòng 15s.

- Cuối cùng, dùng thước kẹp đo đường kính đáy của khối vữa chảy theo 2 hướng vuông góc và chính xác đến 1mm. Tính trung bình cộng hai kết quả đo sẽ ra được kết quả đo thử.

Tiêu chuẩn áp dụng

Sản phẩm bàn dằn vữa xi măng được sử dụng và áp dụng theo quy định tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3121-2: 2003 về “Vữa xây dựng - Lấy mẫu và chuẩn bị thử mẫu”. 

 

Nội dung tiêu chuẩn này cho ta thấy rõ việc lấy vữa xi măng để dằn bắt buộc phải là xi măng ngay tại hiện trường, lấy cùng một chỗ và vừa được trọn xong. Qua đó, có thể thấy sự tin cậy của kết quả thí nghiệm thử trên bàn dằn vữa xi măng rất đáng để tin cậy.

Tổng kết

Rất hy vọng bài viết tổng hợp thông tin về bàn dằn vữa xi măng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay thông qua website Store thí nghiệm để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

 
Không có file tải về